Tư vấn sơn Kova
1. Sơn ngoài trời, trong nhà khác nhau chỗ nào ?
Sơn ngoài trời phải chịu mưa nắng, không rêu mốc khi mưa nhiều, độ ẩm cao, màu bền với ánh sáng.
Sơn trong nhà không cần sử dụng chất chống tia cực tím và chất chống thấm nhưng rất cần có độ nhẵn, phẳng hoặc bóng, màu sắc mát dịu.
2. Sơn ngoài trời có những loại nào ?
Sơn lót kháng kiềm K-209, sơn bóng K-360.
Sơn không bóng K-5501, K-261, K-280, sơn chống thấm CT-04T
3. Sơn trong nhà có những loại nào ?
Sơn bóng K-871. Sơn bán bóng K-5500
Sơn không bóng K-260, K-771, K-180. Nên dùng K-771 hoặc K-180 cho trần nhà vì giá thấp. Ngoài ra, có thể dùng sơn ngoài nhà vào trong nhà cho độ bền hơn.
4. Khi nào thì cần Mastic và không cần ?
Sơn cho mặt tiền nên dùng Mastic vì phẳng và đẹp. Xung quanh nhà chỉ cần sơn lót K-209 (sơn chống kiềm) và sơn tiếp K-5501 hoặc K-261.
Sơn trong nhà tất cả nên dùng Mastic vì làm cho tường phẳng và nhẵn rất đẹp, ít tốn sơn.
5. Nên dùng loại Mastic nào ?
Nên dùng loại Mastic co giãn, để không bị nứt chân chim sau 1 thời gian, Mastic không tốt là nguyên nhân làm hỏng sơn như : làm cho sơn bị rêu mốc và nứt chân chim, cần tìm loại Mastic nào có uy tín để mua. Mastic Kova cùng thành phần hệ sơn thì sẽ tránh được điều nêu trên.
6. Bề mặt phải xử lý thế nào trước khi sơn ?
Bề mặt phải làm sạch bụi, chà nhám, lau sạch hoặc rửa bằng nước. Nếu tường cũ có hiện tượng rêu mốc thì phải chà sạch, rửa sạch bằng nướcc và dùng chất chống rêu mốc để diệt vi khuẩn trước khi sơn.
7. Sau bao nhiêu năm phải sơn lại ?
Trong nhà thì nhiều năm (10 năm), nếu muốn thay đổi màu hoặc bị bẩn thì có thể sơn lại tùy ý. Sơn ngoài trời khoảng 6 năm.
8. Giáp vách hai nhà không có điều kiện chống thấm bên ngoài, chân tường bị thấm ngược nhẹ gây ố tường và bong sơn thì phải xử lý như thế nào?
- Cạo sạch lớp sơn, vôi cũ trên bề mặt tường. Quét 2-3 lớp CT-11A. Để khô 4-5 ngày
- Dùng mattit bả 02 lớp, sau đó lăn sơn bình thường. Đối với trường hợp thấm nặng, sơn bị bong rộp thì sau khi phủ 02 lớp CT-11A, lăn tiếp 02 lớp KL-5.
9. Sơn ngói dùng loại nào?
- Dùng sơn K-261, K-5501, CT-04 có 1010 màu.
- Nếu muốn giữ nguyên màu ngói, dùng CT-02 có màu trong suốt.
10. Nên sơn phủ mấy lớp ?
2 lớp khi đã có lớp lót của Mastic hoặc K-209.
11. Sơn nào dùng cho bể bơi, bể nu’ớc ?
Sơn KL-5 là sơn chịu áp lực ngược bền với nước, hóa chất, không độc hại, chịu va đập, màu sắc đẹp, dễ chùi rửa.
12. Sơn nào dùng cho sàn chịu hóa chất và xe tải nhẹ đi lại ?
Dùng CT-01 : chống hóa chất nếu hóa chất nặng
KL-5 : chống hóa chất nhẹ.
CT-01 và KL-5 đều chịu mài mòn tốt.
13.Sơn nào dùng cho sàn đi lại ngoài trời?
KL-5N hoặc K462 -2 hoặc CT-08.
14.Các loại sơn nào chịu khí hậu vùng biển ?
Tất cả các loại sơn KOVA đều chịu khí hậu biển.
15. Sử dụng lớp sơn bóng và bán bóng như thế nào?
- Trong nhà: Sau khi bả Mattit, lăn 1 lớp sơn lót K-771 hoặc K-260 và phủ 02 lớp sơn bóng K-871 hoặc bán bóng K-5500.
- Ngoài trời: Sau khi bả Mttit, lăn 01 lớp sơn lót bằng K-261 hoặc K-209 và lăn phủ 02 lớp sơn bóng K-360, CT-04 hoặc CT-06.
16.Ưu việt của sơn giả đá ?
Nhẹ, nhiều màu sắc có thể sơn lên những đường cong lượn, gấp khúc. Có thể làm mới lại bằng cách phun tiếp lớp sơn bóng.
17.Sơn giao thông có chỉ số phản quang bao nhiêu ?
1,5 cho đường cao tốc. 1,9 cho đường sân bay.
18.Làm thế nào để áp dụng sơn giao thông vì sơn khô rất nhanh ?
Dùng máy phun một súng hoặc hai súng có hệ thống rắc hạt phản quang. Máy bán tại công ty Sơn KOVA.
19.So sánh sơn giao thông hệ nu’ớc và hệ dung môi ?
Sơn giao thông hệ nước, có độ dính tốt lên bề mặt ẩm ướt. Dễ thi công và làm sạch thiết bị, không độc hại, không cháy nổ, không sử dụng dung môi. Đây là loại sơn hiện đại nhất cho cả môi trường và độ bền với nhiều tính năng ưu việt so với sơn hệ dung môi.
20.Sơn chống gỉ dùng như thế nào ?
Nếu chống gỉ thông thường dùng sơn chống gỉ Alkyd. Chống gỉ cho sản phẩm ngâm nước mặn, trong lòng đất thì dùng sơn Epoxy CR-K55 hoặc sơn KL-6 giàu kẽm.
21.Sơn cầu đường dùng loại nào ?
Các vòng cầu bằng kim loại, phơi ngoài trời nên dùng lớp lót chống rỉ (KL-4) hệ Epoxy, lớp 2 dùng K462-2 chống tia cực tím.
22.Sơn chống nóng dùng ở đâu?
Sơn chống nóng CT-06 dùng cho mái tôn, tường đứng, mái ngói.
23.Các loại sơn thông thường của Kova có lau chùi được không?
Được. Dùng nướcc hoặc nước xà bông rửa sạch đối với tất cả các loại sơn.
24. Làm thế nào để sơn nhanh, đẹp và tiết kiệm?
Dùng hệ thống máy phun sơn (không có không khí) của TITAN do Kova cung cấp.
Những lưu ý khi dùng sơn nước
1. Nếu tường bị ngấm phải chống thấm trước khi dùng Matit và Sơn nước.
2. Nếu tường đã đạt mác (20 – 28 ngày) hoặc nhìn bằng mắt thường có độ khô màu trắng của lớp vữa trát thì việc dùng Matit hoặc sơn lót K-209 sẽ cho chất lượng tốt hơn rất nhiều so với khi thi công sớm.
3. Hoàn thiện Matit phẳng xong, phải lau bằng khăn ẩm hoặc làm sạch bụi phấn Matit rồi mới lăn Sơn nước (đặc biệt đối với sơn bóng). Làm như vậy sơn sẽ bám chặt và có độ bền cao.
4. Nếu có hiện tượng nước ngấm từ chân tường lên, phải chống thấm bằng CT-11A hoặc CT-14. Để khô 3 – 4 ngày rồi mới bả Matit chống thấm SK-5 hoặc SK-6 và phủ sơn W-1 hệ nước. Như vậy sẽ tránh được hiện tượng ngấm ngược.
5. Nếu dùng Sơn bóng, bắt buộc phải sử dụng Matit và sơn lót để đảm bảo bề mặt mịn màng, bám dính tốt. Không nên dùng sơn bóng K-871 và CT-04T cho tầng trệt và tầng hầm, vì ở đó có nhiều hơi nước, màng sơn dễ bị bong rộp. Ở khu vực này có thể dùng KL-5T hoặc sơn W-2 bóng vì không bị bong rộp.
6. Những bề mặt tường bị bong rộp đã được sửa nhiều lần, thậm chí sử dụng loại sơn chịu áp lực ngược nhưng vẫn không hiệu quả thì bắt buộc phải cạo bỏ lớp vữa xi măng do chất lượng kém rồi trát lại ở những khu vực bị ngấm cục bộ trước khi sử dụng sơn nước.
7. Khi thi công, nếu sơn bị đặc có thể pha thêm 5 % nước. Tuyệt đói không được thêm nước vượt quá mức quy định, vì như vậy sẽ không đảm bảo chất lượng màng sơn.
8. Không sơn phủ lúc thời tiết ẩm ướt hoặc quá nắng, bề mặt vật liệu thi công có nhiệt độ cao, vì như vậy màng sơn dễ bị bong rộp.