Cơ sở 1:516 Đường Láng - Đống Đa - Hà Nội ;Cơ sở 2:278 Nguyễn Trãi-Thanh Xuân- Hà Nội

Những lưu ý tránh xảy ra sự cố khi thi công trên tường mới bằng sơn Dulux

1.5. Những lưu ý để tránh xảy ra sự cố khi thi công sơn trên tường mới

1.5.1. Để tránh kiềm hóa - loang màu tôi cần phải làm gì ?

 

- Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter hoặc chờ 21-28 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình 30oC và độ ẩm không khí 80%).

-b) Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường, nơi tiếp giáp giữa hai vật liệu ...)

- Xử lý triệt để các vết nứt tường (nếu có).

- Sử dụng sơn lót Dulux chống kiềm (khi thi công sơn cho tường ngoài trời). - Tuân thủ đúng các hướng dẫn thi công (tỷ lệ pha nước, thời gian giữa các lớp sơn, điều kiện thời tiết...).

1.5.2. Để tránh bị hiện tượng phồng rộp và bong tróc cần lưu ý những gì ? - Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter hoặc chờ 21-28 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình 30oC và độ ẩm không khí 80%)

. - Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, nơi tiếp giáp giữa hai vật liệu ...)

- Xử lý triệt để các vết nứt tường (nếu có).

- Vệ sinh sạch bề mặt hồ vữa trước khi thi công. Đảm bảo bề mặt không có dầu mỡ, bụi bẩn, hóa chất…

- Tránh sơn khi bề mặt tường quá nóng.

1.5.3. Làm thế nào để tránh bị rêu mốc ?

- Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16% % theo máy đo độ ẩm Protimeter hoặc chờ 21-28 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình 30oC và độ ẩm không khí 80%).

- Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường, nơi tiếp giáp giữa hai vật liệu ...)

- Sử dụng sơn có khả năng chống rêu mốc, vi sinh tốt. - Xử lý triệt để các vết nứt tường (nếu có).

- Tuân thủ đúng các hướng dẫn thi công (tỷ lệ nước pha, thời gian giữa các lớp sơn, điều kiện thời tiết...).

1.5.4. Làm thế nào để màng sơn tránh bị bay màu và bạc màu ?

- Dùng đúng hệ thống và loại sơn thích hợp, không nên sử dụng các sơn nội thất cho tường ngoại thất.

- Pha sơn và thi công sơn theo đúng hướng dẫn kỹ thuật

1.5.5. Độ phủ của sơn kém, làm thế nào để tránh xảy ra sự cố này ? - Không pha sơn quá loãng.

- Sơn đúng qui trình sơn và hệ thống sơn.

1.5.6. Làm thế nào để tránh hiện tượng lệch màu, khác màu ?

- Kiểm tra màu sơn, loại sơn trước khi dặm vá (thi công sơn thử lên tường cũ, chờ khô và kiểm tra mức độ đồng màu).

- Thi công:

a. Pha sơn với tỷ lệ đều nhau.

Dùng cùng 1 dụng cụ khi thi công trên cùng 1 mảng tường

. b. Không sơn cách nửa, hạn chế dặm vá trên lớp sơn hoàn thiện khi 2 lần sơn cách nhau quá lâu.

c. Khi bắt buộc dặm vá, cần sơn cả mảng tường.

d. Sơn cùng 1 hệ thống trên cùng 1 mảng tường.

e. Với các loại sơn có độ bóng cao phải chuẩn bị bề mặt tường thật phẳng và tránh dặm vá.

1.5.7. Làm thế nào để tránh bị hiện tượng phấn hóa ?

- Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16% % theo máy đo độ ẩm Protimeter hoặc chờ 21-28 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình 30oC và độ ẩm không khí 80%).

- Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường, nơi tiếp giáp giữa hai vật liệu ...)

- Xử lý triệt để các vết nứt tường (nếu có).

- Không dùng sơn trong nhà thi công cho tường ngoài trời.

- Không pha sơn quá loãng.

1.5.8. Nứt màng sơn, cần làm gì để tránh bị sự cố này ?

- Xử lý triệt để các vết nứt tường (nếu có).

- Pha sơn và thi công sơn theo đúng hướng dẫn kỹ thuật

1.5.9. Làm thế nào để khi thi công không bị hiện tượng nhăn màng sơn ?

- Sơn đúng độ dày, dùng dụng cụ thích hợp. - Dùng đúng loại dung môi khi pha sơn (sơn dầu). - Không thi công trong điều kiện quá nóng.

0989124139 CHAT NGAY